Thế nhưng khi phóng viên ANTĐ Cuối tuần thử khảo sát thực tế, thì quy định này dễ dàng được “lách”, người thực sự có thu nhập thấp lại chật vật khi vay tiền từ gói hỗ trợ này, trong khi đó những người có “thu nhập tốt” lại được trải thảm, dễ dàng được hợp lý hóa mọi hồ sơ thành người thu nhập thấp để có thể mua nhà.
Thu nhập thấp… khó vay
Theo quy định mới nhất hồi tháng 3-2015 của Bộ Xây dựng thì “người thu nhập thấp”, tức là những người được hưởng ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng là những người có mức thu nhập không phải chịu thuế TNCN. Nghĩa là dưới 9 triệu đồng với người độc thân, với người đã có gia đình thì thu nhập của vợ chồng đều phải dưới 9 triệu, cộng thêm mức giảm trừ gia cảnh nếu có người phụ thuộc.
Trong vai một người độc thân có thu nhập 7 triệu đồng, tức là đối tượng về nguyên tắc phù hợp để vay gói tín dụng này, tôi đã liên hệ với nhiều nhân viên tín dụng để làm thủ tục vay tiền từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Sau khi để lại số điện thoại tại một chi nhánh ngân hàng trên đường Trần Hưng Đạo, tôi được một nhân viên ngân hàng liên hệ lại. Nhưng trái với sự hào hứng ban đầu, khi nghe tôi trình bày hoàn cảnh đã nói luôn: “Mức thu nhập như của chị thực sự khó đấy, vì nó không đảm bảo khả năng trả nợ. Để em nghiên cứu thêm, có gì sẽ gọi lại chị”.
Một nhân viên ngân hàng khác khi tôi cho biết mức thu nhập của tôi nằm trong diện được vay từ gói này, các thủ tục có thể hoàn tất dễ dàng, anh này hỏi thêm xem tôi có thu nhập gì khác ngoài lương không, khi nhận được câu trả lời là không thì nhân viên này giải thích: “Trường hợp của chị hồ sơ thì hợp lý, nhưng làm hồ sơ xong rồi nhiều khả năng cũng không vay được, vì ngân hàng cần phải quan tâm đến dòng tiền trả nợ của chị.
Như trường hợp của chị lương tháng 7 triệu, ăn uống chi tiêu sinh hoạt gần hết rồi thì khả năng thanh toán nợ hàng tháng là rất khó. Nếu thu nhập của chị trên 9 triệu thì chúng em có thể dễ dàng hợp lý hóa cho chị, nhưng dưới 9 triệu thì rất khó. Còn nếu chị đã có gia đình, thì tổng thu nhập 2 vợ chồng ở mức 12 triệu là chúng em có thể làm thủ tục cho chị vay rồi, nhưng số tiền vay cũng không nhiều”. Tôi trình bày thêm rằng bố mẹ tôi có lương hưu, có thể phụ giúp vào việc trả nợ hằng tháng, hoặc sau này tôi lấy chồng thì chồng tôi cũng có thể cùng trả nợ, nhân viên này nói: “Chúng em chỉ quan tâm đến nguồn tiền thực của chị, chứ nhỡ bố mẹ chị có việc gì cần đến khoản tiền lớn, hoặc nói dại các cụ có mệnh hệ gì thì không ai nói trước được”.
Nhân viên ngân hàng này còn tư vấn thêm: “Nếu chị thực sự muốn vay gói này, cũng có thể có ngân hàng họ làm dễ hơn, họ vẫn cho vay, nhưng em bày cho chị cách này, chị nhờ một người thật thân thiết, tin cậy trong gia đình như anh chị em ruột chẳng hạn, mà có thu nhập khá hơn đứng tên trên hợp đồng vay tiền và mua nhà giúp”.
Tiếp tục vào vai một người có gia đình, tổng thu nhập hai vợ chồng khoảng 9 triệu đồng mỗi tháng, tôi cũng nhận được sự đắn đó hoặc cái lắc đầu của tất cả các nhân viên tín dụng. Có ngân hàng thì cho biết mức thu nhập của tôi có thể vay được nhưng số tiền không nhiều, có nhân viên thì từ chối. Họ cho biết nếu vợ chồng tôi không có thu nhập gì thêm bên ngoài thì khó có thể vay được. Vì với 9 triệu đồng mỗi tháng, nếu có thêm đứa con thì chi tiêu chưa chắc đã đủ, nói gì đến trả nợ. Một nhân viên môi giới bất động sản tiết lộ với tôi, nếu thu nhập hai vợ chồng quá thấp, mà làm tư nhân, thì chỉ có một cách để có thể làm thủ tục vay gói 30.000 tỷ đồng, đó là nhờ một công ty quen biết nào đó làm một cái hợp đồng lao động và xác nhận bảng lương “đẹp” một chút, không ở mức phải nộp thuế TNCN nhưng cũng không quá thấp.
Mới đây, một trường hợp cũng được báo chí nêu, đó là khoảng 900 khách hàng mua dự án nhà ở xã hội HQC Plaza của Công ty địa ốc Hoàng Quân cũng đang nằm trong tình cảnh đã ký hợp đồng mua nhà, đóng tiền 20% nhưng không vay được gói 30.000 tỉ đồng nên buộc phải vay từ chủ đầu tư theo hình thức trả chậm với lãi suất cao hơn lãi suất từ gói hỗ trợ. Đại diện Công ty địa ốc Hoàng Quân cho biết phần lớn khách hàng của dự án này bị vướng điều kiện thu nhập là công an và giáo viên, ngân hàng từ chối cho vay do thu nhập không đảm bảo khả năng trả nợ, trong khi theo quy định của Bộ Xây dựng thì đây là đối tượng đáp ứng được điều kiện “người thu nhập thấp”.
Người thu nhập tốt thi nhau làm hồ sơ vay tiền
Người thu nhập thấp trầy trật là vậy, nhưng với những người có mức thu nhập trung bình khá, thậm chí là cao thì được chào đón ở mọi ngân hàng. Anh Đức Trung, một người đang làm thủ tục mua một căn hộ ở khu Linh Đàm cho biết, gia đình anh hiện đã có nhà ở nhưng khi nghe đến gói tín dụng ưu đãi này vợ chồng anh đã bàn bạc và quyết định vay tiền mua thêm một căn hộ nữa: “Chúng tôi đang có khoảng 300 triệu đồng, thu nhập hai vợ chồng 16 triệu một tháng, tính cả lương kinh doanh, hoa hồng, thưởng các khoản vào khoảng 35 triệu đồng/ tháng. Chúng tôi làm thủ tục vay được 500 triệu, tính sơ sơ nếu mỗi tháng trả 10 triệu tiền gốc và khoảng 2 triệu tiền lãi thì chưa đến 5 năm đã trả hết. Nhà hoàn thiện chúng tôi sẽ cho thuê thì coi như không mất tiền lãi mà mình lại có nhà”.
Anh Trung cũng cho biết thêm, để làm thủ tục vay vốn anh không gặp khó khăn gì, vì nhân viên ngân hàng sẽ nhanh chóng “làm đẹp” hồ sơ cho vợ chồng anh. “Chỉ sợ thu nhập thấp quá họ không cho vay chứ thu nhập cao thế, cao nữa cũng có cách hết”.
Theo lời giới thiệu của anh Trung, tôi liên hệ với một nhân viên ngân hàng, trình bày rằng lương của tôi 10 triệu đồng mỗi tháng, còn chồng kinh doanh thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ tháng, lương không trả qua tài khoản, chúng tôi đã có nhà ở tập thể nhưng chưa có hộ khẩu thì có làm thủ tục vay được tiền không, anh này trả lời: “Về mức thu nhập thì chị yên tâm là chúng em sẽ hợp lý hóa được. Còn chị có nhà mà chưa có hộ khẩu thì vẫn làm được, chỉ cần xin cái xác nhận KT3 ở phường”. Tôi hỏi thêm rằng tôi và chồng đều phải đóng thuế, thì có dữ liệu ở cơ quan thuế thì làm sao làm được, anh này trấn an: “Chị cứ yên tâm là sẽ có cách, em vừa làm thủ cho một trường hợp lương gần 20 triệu còn được, huống chi lương chị 10 triệu mà không đổ tài khoản ngân hàng như chị”.
Lướt một vòng trên các diễn đàn mạng, có thể thấy chủ đề vay tiền gói 30.000 tỷ được bàn tán xôn xao nhất trên các diễn đàn cho những người có thu nhập khá, chẳng hạn một diễn đàn dành cho những người đi ôtô. Theo kinh nghiệm của nhiều người làm thủ tục vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, thì nếu là người độc thân đáp ứng đúng tiêu chuẩn người thu nhập thấp do Bộ Xây dựng quy định, tức là dưới 9 triệu đồng mỗi tháng mà không có khoản thu gì thêm, thì rất khó vay được tiền từ gói này. Còn với những người có gia đình thì mức thu nhập kê khai khoảng 7-8 triệu đồng mỗi người là hợp lý cho việc vay tiền.
Nhiều “tuyệt chiêu” cũng được những người có kinh nghiệm chia sẻ để có được bộ thủ tục phù hợp cho những người có thu nhập cao muốn mua nhà thu nhập thấp. Cụ thể là có thể kê khai thêm người phụ thuộc (chẳng hạn bố mẹ không có lương hưu) để được miễn trừ gia cảnh. Nếu thu nhập bao gồm lương cứng và các thu nhập mềm khác thì chỉ kê khai bảng lương cứng, còn các khoản như thưởng, lương kinh doanh, hoa hồng thì không kê khai.
Quy định chỉ là… quy định
Hiện cả nước đã có 15 ngân hàng tham gia cho vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên báo cáo thống kê thì đến tháng 3-2015 gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã cam kết cho vay được khoảng 11.000 tỷ đồng. Như vậy sau 2 năm, tức 2/3 chặng đường triển khai, gói tín dụng này mới giải ngân được 21%. Các chuyên gia cho rằng con số này là quá thấp, quá chậm và không đạt như kỳ vọng để hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.
Trong khi đó, chỉ còn hơn 1 năm nữa gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng sẽ hết thời hạn giải ngân theo quy định của Nghị quyết 02. Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân do các thủ tục chứng minh tình trạng nhà ở còn rườm rà, nhiều xã, phường ngại chứng minh hoặc gây khó dễ thì một nguyên nhân chính là những khó khăn trong việc xác định đối tượng được vay.
Theo các ngân hàng thương mại, dù đã có rất nhiều khách hàng đáp ứng được điều kiện “người thu nhập thấp” để vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, tuy nhiên khi ký hợp đồng mua nhà, ngân hàng lại không dám giải ngân vì sợ những đối tượng này không đủ khả năng trả nợ. Các ngân hàng cho biết với mức thu nhập dưới 9 triệu đồng nếu như trừ đi chi phí ăn uống sinh hoạt thì khoản dư ra để trả gốc và lãi cao nhất cũng chỉ còn khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Với thời gian vay khoảng 15 năm, như vậy ngân hàng cũng chỉ có thể xét cho vay tối đa khoảng 400 triệu đồng. Trong khi thực tế số tiền mà khách hàng muốn vay lại lớn hơn nhiều so với số tiền có thể trả được.
Do vậy các ngân hàng sẽ buộc phải từ chối giải ngân cho các khách hàng này là vì họ... không đủ khả năng trả nợ. Ngược lại với những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng, đủ khả năng trả nợ nhưng lại không thuộc đối tượng được phép tham gia vay vốn gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội cho biết: Thực ra các ngân hàng cũng không muốn làm khó người vay nhưng khi hồ sơ khách hàng được nộp lên thì rất nhiều trường hợp ngân hàng không dám xét duyệt, vì thu nhập của họ không thể đảm bảo khả năng trả nợ. “Nếu xét duyệt và thẩm tra không kỹ, để xảy ra nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chịu hậu quả. Do đó, chúng tôi phải xem xét rất kỹ những trường hợp đủ điều kiện về thu nhập để trả nợ”.
Ngân hàng cũng có cái lý của họ, nhưng trên thực tế, như khảo sát nêu trên thì đa phần các ngân hàng cũng dễ dàng “lách luật” để những người không phải thu nhập thấp, không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi nhưng vẫn được vay tiền từ gói tín dụng này. Rõ ràng, quy định cũng chỉ là quy định. Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cũng đã gửi một kiến nghị lên Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng trong đó có nội dung về việc xác định điều kiện tài chính của người vay nêu những bất cập như trên.
Theo quy định mới nhất hồi tháng 3-2015 của Bộ Xây dựng thì “người thu nhập thấp”, tức là những người được hưởng ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng là những người có mức thu nhập không phải chịu thuế TNCN. Nghĩa là dưới 9 triệu đồng với người độc thân, với người đã có gia đình thì thu nhập của vợ chồng đều phải dưới 9 triệu, cộng thêm mức giảm trừ gia cảnh nếu có người phụ thuộc.
Trong vai một người độc thân có thu nhập 7 triệu đồng, tức là đối tượng về nguyên tắc phù hợp để vay gói tín dụng này, tôi đã liên hệ với nhiều nhân viên tín dụng để làm thủ tục vay tiền từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Sau khi để lại số điện thoại tại một chi nhánh ngân hàng trên đường Trần Hưng Đạo, tôi được một nhân viên ngân hàng liên hệ lại. Nhưng trái với sự hào hứng ban đầu, khi nghe tôi trình bày hoàn cảnh đã nói luôn: “Mức thu nhập như của chị thực sự khó đấy, vì nó không đảm bảo khả năng trả nợ. Để em nghiên cứu thêm, có gì sẽ gọi lại chị”.
Một nhân viên ngân hàng khác khi tôi cho biết mức thu nhập của tôi nằm trong diện được vay từ gói này, các thủ tục có thể hoàn tất dễ dàng, anh này hỏi thêm xem tôi có thu nhập gì khác ngoài lương không, khi nhận được câu trả lời là không thì nhân viên này giải thích: “Trường hợp của chị hồ sơ thì hợp lý, nhưng làm hồ sơ xong rồi nhiều khả năng cũng không vay được, vì ngân hàng cần phải quan tâm đến dòng tiền trả nợ của chị.
Như trường hợp của chị lương tháng 7 triệu, ăn uống chi tiêu sinh hoạt gần hết rồi thì khả năng thanh toán nợ hàng tháng là rất khó. Nếu thu nhập của chị trên 9 triệu thì chúng em có thể dễ dàng hợp lý hóa cho chị, nhưng dưới 9 triệu thì rất khó. Còn nếu chị đã có gia đình, thì tổng thu nhập 2 vợ chồng ở mức 12 triệu là chúng em có thể làm thủ tục cho chị vay rồi, nhưng số tiền vay cũng không nhiều”. Tôi trình bày thêm rằng bố mẹ tôi có lương hưu, có thể phụ giúp vào việc trả nợ hằng tháng, hoặc sau này tôi lấy chồng thì chồng tôi cũng có thể cùng trả nợ, nhân viên này nói: “Chúng em chỉ quan tâm đến nguồn tiền thực của chị, chứ nhỡ bố mẹ chị có việc gì cần đến khoản tiền lớn, hoặc nói dại các cụ có mệnh hệ gì thì không ai nói trước được”.
Nhân viên ngân hàng này còn tư vấn thêm: “Nếu chị thực sự muốn vay gói này, cũng có thể có ngân hàng họ làm dễ hơn, họ vẫn cho vay, nhưng em bày cho chị cách này, chị nhờ một người thật thân thiết, tin cậy trong gia đình như anh chị em ruột chẳng hạn, mà có thu nhập khá hơn đứng tên trên hợp đồng vay tiền và mua nhà giúp”.
Tiếp tục vào vai một người có gia đình, tổng thu nhập hai vợ chồng khoảng 9 triệu đồng mỗi tháng, tôi cũng nhận được sự đắn đó hoặc cái lắc đầu của tất cả các nhân viên tín dụng. Có ngân hàng thì cho biết mức thu nhập của tôi có thể vay được nhưng số tiền không nhiều, có nhân viên thì từ chối. Họ cho biết nếu vợ chồng tôi không có thu nhập gì thêm bên ngoài thì khó có thể vay được. Vì với 9 triệu đồng mỗi tháng, nếu có thêm đứa con thì chi tiêu chưa chắc đã đủ, nói gì đến trả nợ. Một nhân viên môi giới bất động sản tiết lộ với tôi, nếu thu nhập hai vợ chồng quá thấp, mà làm tư nhân, thì chỉ có một cách để có thể làm thủ tục vay gói 30.000 tỷ đồng, đó là nhờ một công ty quen biết nào đó làm một cái hợp đồng lao động và xác nhận bảng lương “đẹp” một chút, không ở mức phải nộp thuế TNCN nhưng cũng không quá thấp.
Mới đây, một trường hợp cũng được báo chí nêu, đó là khoảng 900 khách hàng mua dự án nhà ở xã hội HQC Plaza của Công ty địa ốc Hoàng Quân cũng đang nằm trong tình cảnh đã ký hợp đồng mua nhà, đóng tiền 20% nhưng không vay được gói 30.000 tỉ đồng nên buộc phải vay từ chủ đầu tư theo hình thức trả chậm với lãi suất cao hơn lãi suất từ gói hỗ trợ. Đại diện Công ty địa ốc Hoàng Quân cho biết phần lớn khách hàng của dự án này bị vướng điều kiện thu nhập là công an và giáo viên, ngân hàng từ chối cho vay do thu nhập không đảm bảo khả năng trả nợ, trong khi theo quy định của Bộ Xây dựng thì đây là đối tượng đáp ứng được điều kiện “người thu nhập thấp”.
Người thu nhập tốt thi nhau làm hồ sơ vay tiền
Người thu nhập thấp trầy trật là vậy, nhưng với những người có mức thu nhập trung bình khá, thậm chí là cao thì được chào đón ở mọi ngân hàng. Anh Đức Trung, một người đang làm thủ tục mua một căn hộ ở khu Linh Đàm cho biết, gia đình anh hiện đã có nhà ở nhưng khi nghe đến gói tín dụng ưu đãi này vợ chồng anh đã bàn bạc và quyết định vay tiền mua thêm một căn hộ nữa: “Chúng tôi đang có khoảng 300 triệu đồng, thu nhập hai vợ chồng 16 triệu một tháng, tính cả lương kinh doanh, hoa hồng, thưởng các khoản vào khoảng 35 triệu đồng/ tháng. Chúng tôi làm thủ tục vay được 500 triệu, tính sơ sơ nếu mỗi tháng trả 10 triệu tiền gốc và khoảng 2 triệu tiền lãi thì chưa đến 5 năm đã trả hết. Nhà hoàn thiện chúng tôi sẽ cho thuê thì coi như không mất tiền lãi mà mình lại có nhà”.
Anh Trung cũng cho biết thêm, để làm thủ tục vay vốn anh không gặp khó khăn gì, vì nhân viên ngân hàng sẽ nhanh chóng “làm đẹp” hồ sơ cho vợ chồng anh. “Chỉ sợ thu nhập thấp quá họ không cho vay chứ thu nhập cao thế, cao nữa cũng có cách hết”.
Theo lời giới thiệu của anh Trung, tôi liên hệ với một nhân viên ngân hàng, trình bày rằng lương của tôi 10 triệu đồng mỗi tháng, còn chồng kinh doanh thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ tháng, lương không trả qua tài khoản, chúng tôi đã có nhà ở tập thể nhưng chưa có hộ khẩu thì có làm thủ tục vay được tiền không, anh này trả lời: “Về mức thu nhập thì chị yên tâm là chúng em sẽ hợp lý hóa được. Còn chị có nhà mà chưa có hộ khẩu thì vẫn làm được, chỉ cần xin cái xác nhận KT3 ở phường”. Tôi hỏi thêm rằng tôi và chồng đều phải đóng thuế, thì có dữ liệu ở cơ quan thuế thì làm sao làm được, anh này trấn an: “Chị cứ yên tâm là sẽ có cách, em vừa làm thủ cho một trường hợp lương gần 20 triệu còn được, huống chi lương chị 10 triệu mà không đổ tài khoản ngân hàng như chị”.
Lướt một vòng trên các diễn đàn mạng, có thể thấy chủ đề vay tiền gói 30.000 tỷ được bàn tán xôn xao nhất trên các diễn đàn cho những người có thu nhập khá, chẳng hạn một diễn đàn dành cho những người đi ôtô. Theo kinh nghiệm của nhiều người làm thủ tục vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, thì nếu là người độc thân đáp ứng đúng tiêu chuẩn người thu nhập thấp do Bộ Xây dựng quy định, tức là dưới 9 triệu đồng mỗi tháng mà không có khoản thu gì thêm, thì rất khó vay được tiền từ gói này. Còn với những người có gia đình thì mức thu nhập kê khai khoảng 7-8 triệu đồng mỗi người là hợp lý cho việc vay tiền.
Nhiều “tuyệt chiêu” cũng được những người có kinh nghiệm chia sẻ để có được bộ thủ tục phù hợp cho những người có thu nhập cao muốn mua nhà thu nhập thấp. Cụ thể là có thể kê khai thêm người phụ thuộc (chẳng hạn bố mẹ không có lương hưu) để được miễn trừ gia cảnh. Nếu thu nhập bao gồm lương cứng và các thu nhập mềm khác thì chỉ kê khai bảng lương cứng, còn các khoản như thưởng, lương kinh doanh, hoa hồng thì không kê khai.
Quy định chỉ là… quy định
Hiện cả nước đã có 15 ngân hàng tham gia cho vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên báo cáo thống kê thì đến tháng 3-2015 gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã cam kết cho vay được khoảng 11.000 tỷ đồng. Như vậy sau 2 năm, tức 2/3 chặng đường triển khai, gói tín dụng này mới giải ngân được 21%. Các chuyên gia cho rằng con số này là quá thấp, quá chậm và không đạt như kỳ vọng để hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.
Trong khi đó, chỉ còn hơn 1 năm nữa gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng sẽ hết thời hạn giải ngân theo quy định của Nghị quyết 02. Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân do các thủ tục chứng minh tình trạng nhà ở còn rườm rà, nhiều xã, phường ngại chứng minh hoặc gây khó dễ thì một nguyên nhân chính là những khó khăn trong việc xác định đối tượng được vay.
Theo các ngân hàng thương mại, dù đã có rất nhiều khách hàng đáp ứng được điều kiện “người thu nhập thấp” để vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, tuy nhiên khi ký hợp đồng mua nhà, ngân hàng lại không dám giải ngân vì sợ những đối tượng này không đủ khả năng trả nợ. Các ngân hàng cho biết với mức thu nhập dưới 9 triệu đồng nếu như trừ đi chi phí ăn uống sinh hoạt thì khoản dư ra để trả gốc và lãi cao nhất cũng chỉ còn khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Với thời gian vay khoảng 15 năm, như vậy ngân hàng cũng chỉ có thể xét cho vay tối đa khoảng 400 triệu đồng. Trong khi thực tế số tiền mà khách hàng muốn vay lại lớn hơn nhiều so với số tiền có thể trả được.
Do vậy các ngân hàng sẽ buộc phải từ chối giải ngân cho các khách hàng này là vì họ... không đủ khả năng trả nợ. Ngược lại với những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng, đủ khả năng trả nợ nhưng lại không thuộc đối tượng được phép tham gia vay vốn gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội cho biết: Thực ra các ngân hàng cũng không muốn làm khó người vay nhưng khi hồ sơ khách hàng được nộp lên thì rất nhiều trường hợp ngân hàng không dám xét duyệt, vì thu nhập của họ không thể đảm bảo khả năng trả nợ. “Nếu xét duyệt và thẩm tra không kỹ, để xảy ra nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chịu hậu quả. Do đó, chúng tôi phải xem xét rất kỹ những trường hợp đủ điều kiện về thu nhập để trả nợ”.
Ngân hàng cũng có cái lý của họ, nhưng trên thực tế, như khảo sát nêu trên thì đa phần các ngân hàng cũng dễ dàng “lách luật” để những người không phải thu nhập thấp, không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi nhưng vẫn được vay tiền từ gói tín dụng này. Rõ ràng, quy định cũng chỉ là quy định. Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cũng đã gửi một kiến nghị lên Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng trong đó có nội dung về việc xác định điều kiện tài chính của người vay nêu những bất cập như trên.
Linh Nhật (ANTĐ)